Giải đáp: Bọc răng sứ có bị hôi miệng không

Được biết đến là một phương pháp thẩm mỹ đem lại hàm răng trắng sáng, đều đẹp tự nhiên một cách nhanh chóng, bọc răng sứ ngày càng được nhiều khách hàng quan tâm ưa chuộng. Song cũng có rất nhiều băn khoăn, lo lắng về tình trạng hôi miệng. Tại sao bọc răng sứ dẫn đến hôi miệng? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ấy.

Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng khi bọc răng sứ

Mặc dù răng sứ có nhiều ưu điểm nhưng không ít người khi bọc răng sứ luôn trăn trở về vấn đề hôi miệng và cũng chưa thực sự hiểu rõ những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản của tình trạng hôi miệng: 

boc-rang-su-gay-hoi-mieng

Vi khuẩn, thức ăn bám vào những khe rãnh trên răng

Mảng bám trên răng là nguyên nhân chính dẫn đến hôi miệng. Răng sứ cũng như răng tự nhiên thường có những vết nứt, rãnh sần sùi làm cho thức ăn dễ bám đọng trong quá trình ăn uống. Đặc biệt khi vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, đúng cách sẽ tạo điều kiện cho mảng bám thức ăn phân hủy, vi khuẩn gây hôi miệng phát triển.

Quá trình làm răng không đúng kỹ thuật

Đối với những trường hợp bị mất răng, phải bắc cầu răng nhưng bác sĩ lại làm không đúng kỹ thuật rất dễ dẫn đến việc hở nhịp khiến thức ăn bám vào cùi răng. Việc vệ sinh bằng bàn chải thông thường trong trường hợp này khó làm sạch răng cũng là nguyên nhân của tình trạng hôi miệng.

Ngoài ra, nếu chuyên môn bác sĩ không cao, làm sai kỹ thuật còn dẫn đến mão răng sứ lung lay, răng sứ không ôm sát chân, tạo ra những khe hở giữa răng và nướu dễ khiến thức ăn bám vào và rất khó vệ sinh. Vấn đề hôi miệng ở đây là không thể tránh khỏi.

Chất liệu của răng sứ

Với những loại răng sứ bằng kim loại hoặc nhựa có thể gây ra tình trạng kích ứng. Đặc biệt đối với răng sứ bằng kim loại, khi sử dụng một thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng oxi hóa gây kích ứng cho răng và nướu tạo ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

Vết thương trong miệng

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, cũng không tránh khỏi một số vấn đề tổn thương răng miệng như nhiệt miệng, sưng tấy nướu, lở loét,… Mùi hôi cũng xuất phát từ những vết thương này làm cho hơi thở không được thơm tho.

Vấn đề về tiêu hóa

Một vấn đề nữa cần đề cập ở đây đó là vấn đề về tiêu hóa, dạ dày. Hôi miệng dạ dày là tình trạng hơi thở có mùi hôi xuất phát từ các bệnh lý liên quan đến dạ dày như ung thư, viêm loét, trào ngược dạ dày,… khiến cho mùi thức ăn tiêu hóa trong dạ dày bốc lên khoang miệng, gây mùi khó chịu. Bên cạnh đó cũng phải kể đến một số bệnh lý khác như ung thư vòng họng, thực quản,…

Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân chính kể trên, tình trạng hôi miệng còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác nữa như bị hôi miệng trước đó, ăn uống nhiều loại thức ăn có chất gây mùi hoặc do khô miệng – nước bọt trong khoang miệng giảm làm tăng tính acid trong miệng, vi khuẩn bởi đó mà tăng sinh nhiều hơn và dẫn đến hôi miệng.

Giải quyết tình trạng hôi miệng sau khi bọc răng sứ

Để giải quyết được vấn đề này trước hết bạn cần phải xác định nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng hôi miệng của mình là gì. Việc đến khám tại những cơ sở y tế uy tín để xác định nguyên nhân là điều rất cần thiết.

tai-sao-boc-rang-su-bi-hoi-mieng

Kiểm tra và chỉnh lại răng sứ theo đúng kỹ thuật

Trường hợp do kỹ thuật bọc răng sứ không tốt, bạn cần yêu cầu bác sĩ điều chỉnh lại cho mình, quy trình sửa phải đảm bảo đúng kỹ thuật. Bạn nên cân nhắc lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín để có được hiệu quả ngay từ đầu, tránh tình trạng phải khám và sửa lại nhiều, vừa mất thêm chi phí, thời gian, vừa tổn hại đến sức khỏe răng miệng.

Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng vì đã có Nha khoa Hải Đăng với hơn 16 năm trong ngành, an tâm về kinh nghiệm cũng như chất lượng phục vụ. Là nha khoa có đội ngũ bác sĩ được tuyển chọn kỹ lưỡng, huấn luyện bài bản theo giáo trình Tây Âu hiện đại, Nha khoa thẩm mỹ Hải Đăng chắc chắn sẽ đem đến sự tin cậy và hài lòng về kỹ thuật bọc răng sứ cho bạn.

Lựa chọn loại răng sứ phù hợp

Nếu như bạn bị kích ứng với các thành phần trong răng sứ kim loại thì nên cân nhắc lựa chọn những loại răng sứ khác như răng sứ toàn sứ hay răng sứ thủy tinh, đảm bảo về độ bền và tránh hôi miệng.

Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách

Để có một hơi thở thơm tho và hàm răng chắc khỏe, việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ luôn là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt sau khi bọc răng sứ, bạn cần chú trọng hơn nữa để đảm bảo tuổi thọ lâu dài của răng sứ và tránh tình trạng hôi miệng. 

Trước hết, cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ sau khi mới bọc răng sứ, tránh một số những tác động dẫn đến mẻ, nứt hay lung lay chân răng. 

Thứ hai, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ ít nhất 2 lần/ngày, đánh răng đúng cách để loại bỏ những mảng bám thức ăn trên răng. 

Đồng thời cũng cần lấy cao răng và kiểm tra răng định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời những vấn đề phát sinh.

boc-rang-su-hoi-mieng

Điều chỉnh thực đơn và chế độ ăn uống

Trong thực đơn bữa ăn, bạn nên cân nhắc lựa chọn những thực phẩm không gây mùi quá nồng, quá nặng. Hạn chế ăn những đồ ăn ngọt có thể bào mòn răng, gây sâu răng.

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý (ngủ đủ giấc, không thức khuya,…) còn giúp bạn bảo vệ sức khỏe, hệ tiêu hóa, hạn chế những tiêu cực cho dạ dày và các cơ quan khác từ đó tránh được hôi miệng do hệ thống tiêu hóa gây ra.

Trả lời