Có nên lựa chọn răng sứ kim loại hay không?

Răng sứ kim loại không còn quá xa lạ với khách khi lựa chọn trồng răng sứ. Vậy có nên chăng lựa chọn dòng sản phẩm này? Bài viết này sẽ giúp bạn phân tích những đặc điểm và ưu nhược điểm của răng sứ kim loại để bạn đưa ra lựa chọn chính xác nhất.

khach-lam-rang-su-kim-loai
Hình ảnh răng sứ của khách

Răng sứ kim loại là gì?

Là một trong những loại răng sứ đời đầu của thẩm mỹ nha khoa, cho đến tận bây giờ răng sứ kim loại vẫn phổ biến trên thị trường và được khách hàng ưa chuộng tin dùng. Bởi khắc phục được những khuyết điểm về răng  như sâu răng, mất răng, răng không đều màu, sứt mẻ,…

Răng sứ kim loại có phần khung bên trong làm từ hợp kim Niken – Crom, Crom – Coban, Titan,… và được phủ lớp sứ bên ngoài giúp tạo hình dáng và màu sắc răng như răng thật, góp phần cải thiện tính thẩm mỹ và chức năng nhai của hàm.

Răng sứ kim loại có những loại nào? Ưu và nhược điểm từng loại ra sao?

Trên thị trường hiện nay có 3 loại răng sứ kim loại phổ biến bao gồm: răng sứ kim loại thường, răng sứ Titan và răng sứ kim loại quý. Với mỗi dòng sản phẩm khác nhau là những ưu nhược điểm khác nhau đồng thời chi phí của từng loại cũng đa dạng giúp khách hàng cân nhắc lựa chọn.

Răng sứ kim loại thường

Loại răng sứ này có phần khung sườn bên trong làm từ hợp kim (Crom – Coban hoặc Niken – Crom), phủ bên ngoài là lớp sứ trắng Ceramco III được tạo hình và xử lý kỳ công với các lớp sứ được nung nhiều lần .

rang-su-kim-loai
Hình ảnh răng sứ kim loại thường

Xét về ưu điểm, đây là giải pháp tương đối tốt cho các trường hợp mất răng, sứt mẻ,… khắc phục tình trạng lệch khớp cắn, giúp phục hồi lại chức năng nhai cho bạn. Bên cạnh đó, phần sứ bọc ngoài có màu sắc tương đồng với răng thực, đảm bảo được độ thẩm mỹ cho hàm răng. Đặc biệt chi phí cho loại răng này không hề cao, thuộc phân khúc giá thấp chỉ từ 1.000.000 đến 2.500.000 VNĐ/răng. Độ bền của dòng sản phẩm này từ 3-5 năm.

Tuy nhiên nhược điểm của anh sứ kim loại là hiện tượng oxi hóa, dễ gây kích ứng cho nướu, để lại vết xỉn đen ở chân răng và gây hôi miệng, thậm chí có thể gây kích ứng. Không những vậy, lớp sứ bên ngoài theo thời gian không giữ được màu sắc ban đầu, có phần hơi đục và ánh đen khi chiếu quang, làm giảm độ tự nhiên của răng.

Răng sứ Titan

Đúng như tên gọi, dòng răng này có chứa Titan ở phần khung kim loại bên trong. Tuy nhiên, lượng Titan chỉ chiếm 4-6%, còn lại đều là hợp kim Niken – Crom. Nhờ có pha thêm Titan nên răng sứ Titan nhẹ hơn răng sứ kim loại thường, ngoài ra còn tương thích với nướu hơn, giảm tỷ lệ kích ứng nên rất phù hợp với những khách hàng bị dị ứng kim loại.

rang-su-kim-loai-titan
Hình ảnh răng sứ Titan

Mặc dù vậy, cũng giống như răng sứ kim loại thường, răng sứ Titan vẫn để lại vết xỉn đen ở chân răng sau một thời gian sử dụng. Phần sứ vẫn hơi đục và có ánh đen.

Răng sứ kim loại quý

Đây là dòng răng sứ với phần khung bên trong được làm bằng kim loại cao cấp có thể là vàng, platin hay palladium. Bên ngoài vẫn phủ lớp sứ hoặc có nhiều trường hợp phủ luôn lớp kim loại đó. Nhờ đó, răng sứ kim loại quý tăng được độ bền chắc, giảm kích ứng và đặc biệt khắc phục được nhược điểm đen chân răng.

rang-su-kim-loai-quy
Hình ảnh răng sứ kim loại quý

Song, nhược điểm của sản phẩm này đó là giá thành cao, ngang với giá răng toàn sứ. Khi sử dụng kim loại thay cho lớp sứ ngoài sẽ làm giảm tính tự nhiên và đồng đều của cả hàm răng.

Tuổi thọ của răng sứ kim loại

Nhìn chung tuổi thọ của răng sứ kim loại không cao, chỉ từ 5-7 năm. Khách hàng cần thay mới khi xuất hiện tình trạng răng bị oxi hóa, bị đen chân răng để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ.

Ngoài ra, tuổi thọ của răng còn tùy thuộc vào cách chăm sóc răng miệng của người dùng. Nếu vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách sẽ giúp răng được bền chắc. Ngược lại, khi không thường xuyên chăm sóc răng, ít đi khám định kỳ sẽ làm quá trình oxi hóa diễn ra nhanh hơn, răng sứ bởi vậy mà khó thể giữ được lâu.

So sánh răng sứ kim loại với răng sứ toàn sứ

Ngoài răng sứ kim loại, khách hàng còn có thêm lựa chọn răng sứ toàn sứ. Vậy răng sứ toàn sứ và răng sứ kim loại có gì khác nhau? Bác sĩ khuyên dùng loại răng nào?

Về cấu tạo

Nếu răng sứ kim loại có lớp khung sườn trong bằng kim loại, phần bên ngoài là lớp sứ thì răng sứ toàn sứ làm 100% bằng sứ do đó khắc phục hiện tượng ánh đen, màu sắc răng của răng toàn sứ tự nhiên hơn hẳn. Và hơn cả không gây kích ứng, dị ứng, an toàn cho nướu của bạn.

so-sanh-rang-su-kim-loai-va-rang-toan-su
Về hình thức thì 2 loại răng này không khác nhau nhiều

Vị trí răng có thể thay thế

Do mão sứ không tự nhiên hoàn toàn, vẫn có ánh đen nên răng sứ kim loại được các chuyên gia khuyên dùng cho vị trí răng hàm. Còn răng toàn sứ có độ tự nhiên cao hơn, màu sắc cũng trong hơn, sáng hơn nên có thể thay thế mọi vị trí đặc biệt là răng cửa giúp bạn có thể tự tin trong giao tiếp.

So sánh chi phí và tuổi thọ

Các cụ thường có câu “tiền nào của ấy”. Vì tuổi thọ không cao (5-7 năm) nên giá thành của răng sứ kim loại rẻ hơn rất nhiều (trừ răng sứ kim loại quý). 1 chiếc răng loại này chủ từ 1.000.000 VNĐ. Thích hợp với những khách hàng có mức kinh phí khiêm tốn.

Ngược lại, răng sứ toàn sứ có mức giá cao hơn hẳn từ 5.000.000 – 8.000.00. Vì được làm hoàn toàn bằng sứ nên dòng răng này không gây kích ứng, không gây hôi miệng mà độ bền còn lên đến 10 năm, bạn có thể hoàn toàn yên  tâm sử dụng.

Theo các chuyên gia, loại răng sứ toàn sứ vẫn được khuyên dùng và đánh giá cao hơn. Nhưng bạn vẫn có thể cân nhắc lợi ích nhận được so với chi phí bỏ ra để đưa ra lựa chọn phù hợp với túi tiền và mong muốn cá nhân của mình.

Video chiêm ngưỡng 20 răng sứ của khách hàng tại Dr. Hải Đăng

Nguồn: nhakhoahaidang.com

Trả lời