Quy trình cấy ghép implant

Cấy ghép răng implant không còn quá xa lạ với nhiều người khi có nhu cầu trồng răng, làm đầy, đẹp cho hàm răng của mình. Song, nó đòi hỏi bác sĩ cần tiến hành theo đúng quy trình, đảm bảo sự thành công và hạn chế rủi ro thấp nhất cho bệnh nhân. Bài viết này sẽ làm rõ quy trình này, tính hiệu quả kèm theo những lưu ý cấp thiết khi cân nhắc lựa chọn phương pháp thẩm mỹ răng này.

Quy trình cấy ghép implant diễn ra như thế nào?

Cấy ghép implant là phương pháp thay thế chân răng bằng cách sử dụng đặt trụ implant sau đó sẽ lắp, hàn mão răng sứ lên trên để phục hình phần răng bị khuyết. Phương pháp này hiện rất phổ biến dành cho những ai muốn khôi phục chức năng nhai và tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng của mình. Tuy nhiên, việc cấy ghép đòi hỏi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, kỹ thuật tốt, tỉ mỉ hơn rất nhiều so với các hình thức thẩm mỹ răng khác cũng như cần đưa ra quy trình thực hiện đúng chuẩn. Có không ít những trường hợp do nha sĩ thực hiện sai quy trình dẫn đến tình trạng sưng, viêm, đau nhức cho bệnh nhân, phải điều chỉnh lại nhiều lần. Các bước quy trình đúng đúng của phương pháp cấy ghép implant như sau:

Bước 1: Khám tổng quan và lên kế hoạch điều trị

Trước khi tiến hành cấy ghép, bác sĩ cần kiểm tra tình trạng răng, hàm của bệnh nhân. Do phải cấy sâu vào hàm răng, bệnh nhân phải được chụp X-quang để xem xét độ cứng, bề dày và chiều cao của xương hàm. Từ đó xác định tình trạng sức khỏe răng miệng có phù hợp thực hiện phương pháp này hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ lên pháp đồ điều trị cũng như tư vấn số lượng, vị trí cần cấy ghép implant, thời gian cụ thể tiến hành đồng thời thông báo cho bệnh nhân để họ có một số chuẩn bị trước khi phẫu thuật.

ky-thua-cay-ghep-implant
Khám tổng quan trước khi trồng răng implant

Bước 2: Phẫu thuật cấy ghép

Tại bước này, nha sĩ sẽ thực hiện sát trùng, gây tê phần chuẩn bị phẫu thuật. Nhờ hiệu quả của thuốc, tình trạng đau nhức trong khi tiến hành được giảm thiểu đáng kể, bệnh nhân không cần quá lo lắng về vấn đề này. Tiếp đến là thao tác khoan và đặt trụ implant vào trong xương hàm. Quá trình này vô cùng quan trọng, cần bác sĩ tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác tuyệt đối. Nếu như không thực hiện đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến những sai sót ở các bước sau, gây ra nhiều hệ lụy, mất thời gian chỉnh lại nhiều lần mà còn làm mất thời gian, gây đau đớn cho bệnh nhân.

dat-tru-impalnt
Đặt trụ implant

Bước 3: Đặt trụ lành thương và lấy dấu răng

Khi đã lắp đặt trụ xong, nhiều người gặp tình trạng vướng, cộm thậm chí là sưng tấy do trụ implant không tương thích với hàm. Cho nên, bác sĩ cần kiểm tra lại trước khi đặt trụ lành thương. Để có răng sứ vừa vặn với hàm, đều đẹp tự nhiên, bệnh nhân sẽ được lấy dấu răng. Những mẫu này sau đó được chuyển tới phòng thí nghiệm tạo hình răng cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu của khách hàng.

Bước 4: Gắn răng sứ và hoàn thành

Bác sĩ tiến hành lắp răng sứ, gắn cố định bằng keo nha khoa chuyên dụng. Kết thúc quy trình cấy ghép.

han-gan-su-implant-hoan-thanh

Hiệu quả của quy trình cấy ghép implant mang lại

Không phải tự nhiên mà phương pháp cấy ghép implant ngày càng được nhiều người tin tưởng lựa chọn để khắc phục răng về mặt thẩm mỹ cũng như chức năng nhai của hàm. Những hiệu quả của quy trình này mang lại có thể kể đến như:

– Khắc phục tình trạng mất răng, khôi phục lại hàm răng đầy đủ giúp hàm thực hiện chức năng nhai dễ dàng, bạn tự tin, thoải mái hơn trong giao tiếp và ăn uống hàng ngày.

– Việc mất răng dần già sẽ làm tiêu hàm, gây méo hàm, lệch khớp cắn, gây ra nhiều bất tiện trong ăn uống và phát âm. Vấn đề này sẽ không còn đáng lo ngại khi áp dụng phương pháp cấy ghép implant.

– Quá trình thực hiện không quá lâu nên bệnh nhân không mất nhiều thời gian để sở hữu cho mình một hàm răng đều đẹp.

Video kỹ thuật cấy ghép răng implant tại Dr. Hải Đăng

Những người không nên tiến hành quy trình cấy ghép implant

Là một phương pháp thẩm mỹ răng phổ biến, nhưng không phải ai cũng thực hiện được cấy ghép implant mà chống chỉ định với những trường hợp sau:

– Người trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú: Các bác sĩ khuyến cáo những mẹ bầu hay đang trong giai đoạn cho con bú không nên trồng răng implant. Vì khi thực hiện cần phải dùng thuốc gây tê, uống thuốc kháng sinh giảm đau, điều này ảnh hưởng không tốt đến em bé.

– Người mắc bệnh lý răng miệng chưa chữa khỏi: Nhiều bệnh lý răng miệng khi không chữa dứt điểm tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực lên răng. Đặc biệt nếu trồng răng implant sẽ cản trở quá trình phục hồi vết thương, làm quá trình lành thương kéo dài.

– Người có bệnh lý mãn tính như tiểu đường nặng: Người bệnh cần đảm bảo chỉ số đường huyết ổn định <= 7 mmol/l để máu lưu thông ổn định trong và quá trình cấy ghép implant giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn. Trong khi đó, những người mắc bệnh tiểu đường thường có chỉ số đường huyết vượt mức 10 mmol/l hoặc chỉ số đường huyết tăng giảm thất thường. Ngoài ra, những người này có nguy cao viêm nha nhu, điều này gây viêm nhiễm sau khi cấy ghép răng. Nên trường hợp này, chuyên gia khuyên không nên thực hiện phương pháp trồng răng implant.

Bên cạnh đó, những người mắc các bệnh như ung thư, tim mạch, động kinh, suy thận cũng không nên thẩm mỹ răng theo quy trình này.

quy-trinh-cay-ghep-rang-impalnt

Đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, Nha khoa DR.Hải Đăng không ngừng nỗ lực cập nhật những công nghệ hiện đại nhất giúp khách hàng yên tâm về quy trình trồng răng implant. Không những thế, với 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu theo chuẩn giáo trình Châu Âu sẽ giúp bạn có những tư vấn tốt nhất, tiến hành theo đúng quy trình cấy ghép implant, hạn chế mọi rủi ro đến mức tối đa.

Nguồn: Nhakhoahaidang.com

Trả lời