Dán sứ veneer để chỉnh hình thẩm mỹ răng đang được nhiều người lựa chọn vì giá trị thẩm mỹ nó mang lại. Dán sứ veneer giúp hàm răng trắng đẹp một cách tự nhiên và bảo tồn tối đa răng thật, hầu như không bị xâm lấn do mài răng. Tuy nhiên vẫn có nhiều người lo lắng dán sứ veneer có bị hôi miệng không? Hãy cũng đi tìm lời giải đáp nhé trong bài viết này nhé.
Răng dán sứ veneer có gây hôi miệng không?
Răng dán sứ veneer được áp dụng rộng rãi trong điều trị chỉnh hình răng nhằm thay đổi màu sắc của răng trong trường hợp răng bị ố màu, hay thay đổi hình dáng răng trong trường hợp răng thưa, răng bị mẻ…

Hiệu quả thẩm mỹ nó mang lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên băn khoăn dán sứ veneer có bị hôi miệng không là chính đang. Bởi vì hôi miệng còn tệ hơn cả răng thưa, răng mẻ. Nó gây ảnh hưởng đến đời sống giao tiếp hàng ngày, khiến chúng ta cảm thấy e ngại không dám mở miệng nói chuyện với mọi người.
Vậy thực hư thế nào? Dán sứ veneer có gây hôi miệng không? Câu trả lời là nếu tiến hành dán sứ veneer đúng kỹ thuật, đảm bảo miếng sứ veneer che kín phần răng xỉn màu, nứt, mẻ và ôm khít vừa vặn răng thật thì hoàn toàn không gây mùi hôi cho khoang miệng và hơi thở.
Tuy nhiên, nếu thực hiện dán sứ veneer bị sai kỹ thuật, mặt sứ sử dụng có chất lượng không tốt hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách thì dán sứ veneer có thể gây hôi miệng và gây phiền toái không nhỏ cho cuộc sống của bạn.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân hôi miệng sau khi trồng răng Implant
Nguyên nhân khiến bị hôi miệng khi dán sứ veneer
Khi dán sứ veneer mà bị hôi miệng thì việc xác định nguyên nhân gây hôi rất quan trọng. Biết được nguyên nhân gây hôi chúng ta sẽ có thể có được biện pháp khắc phục hiệu quả. Dưới đây là các nguyên nhân có thể gây hôi miệng khi dán sứ veneer cho răng:
Thực hiện dán sứ veneer sai kỹ thuật
Kỹ thuật thực hiện đối với mọi biện pháp chỉnh hình đều quan trong, liên quan đến hiệu quả và duy thì thành quả về sau. Kỹ thuật chỉnh hình răng cũng thế, vô cùng quan trọng, chỉ cần sai một li là có thể gây ra nhiều hậu quả không mong muốn.

Dán sứ veneer cho răng cũng vậy, đòi hỏi kỹ thuật thao tác rất cao. Thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo miếng dán sát và cùi răng thì sẽ ngăn chặn được các thức ăn cũng như vi khuẩn trú ẩn và gây ra hôi miệng cũng như các bệnh răng miệng khác.
Nếu thực hiện dán sứ veneer không đúng kỹ thuật, miếng dán không khít, tạo khe hở giữa miếng dán và cùi răng thì sẽ tạo cơ hội cho các mảng thức ăn len lỏi vào và rất khó làm sạch. Cao răng sẽ dễ hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển một cách quá mức. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng khi dán sứ veneer.
Chưa điều trị khỏi hẳn các bệnh nha khoa đang mắc
Trước khi tiến hành dán sứ veneer đòi hỏi phải chữa khỏi triệt để các bệnh nha khoa đang mắc. Tuyệt đối không tiến hành dán sứ veneer khi đang mắc các bệnh răng miệng. Nếu chưa điều trị khỏi hẳn mà đã vội vàng dán sứ veneer thì sau khi dán các bệnh này vẫn tiếp tục phát triển.
Các bệnh răng miệng như viêm lợi, viêm chân răng, viêm nha chu, sâu răng…đều tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn trong khoang miệng phát triển. Sự phát triển quá mức của chúng sẽ gây nên tình trạng hơi thở có mùi.
Hôi miệng do các bệnh lý ngoài răng miệng
Các bệnh như trào ngược dạ dày, ệnh tiểu đường cũng có thể dẫn đến hôi miệng. Đang có răng dán sứ veneer mà bị mắc các bệnh này rất dễ nghi oan cho dán sứ veneer.
Ở người bị tiểu đường, khả năng miễn dịch suy giảm kết hợp nồng độ đường trong máu cao dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tại khoang miệng phát triển quá mức và gây ra chứng hôi miệng.
Những người mắc bệnh trào ngược dạ dày, dịch dạ dày thường hay bị trào ngược lên thực quản nên dễ gây ra các bệnh viêm răng, lợi cũng như gây ra mùi hôi cho hơi thở.
Sứ veneer sử dụng để dán có chất lượng không tốt
Chất lượng sứ veneer sử dụng để dán răng không những quyết định đến tính thẩm mỹ, độ bền của miếng dán mà cũng ảnh hưởng đến tình trạng hôi miệng.
Tình trạng hôi miệng do dán sứ veneer cũng có thể gặp do nguyên nhân vật liệu sứ veneer sử dụng có chất lượng không tốt, khả năng chịu lực không cao.
Do đó trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, miếng sứ mỏng manh có thể dễ bị nứt, mẻ khi ăn, uống cộng với khả năng chống bám không cao nên dé tạo nên tình trạng hôi miệng cho người sử dụng.
Hôi miệng do vệ sinh răng miệng không tốt
Vệ sinh răng miệng đúng cách đảm bảo có một hàm răng chắc khỏe, it bị mắc các bệnh về răng miệng hơn. Vệ sinh răng miệng không tốt, không đúng cách khiến thức ăn thừa vẫn còn ở các kẽ răng, chân răng, mô nướu tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển và gây hôi miệng.
Khi dán sứ veneer cũng vậy, nếu vệ sinh răng miệng không tốt, vi khuẩn trong khoang miệng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và gây ra các bệnh viêm lợi, viêm nha chu…đồng thời gây ra hôi miệng.
Các cách chữa hôi miệng khi dán sứ veneer
Hôi miệng làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày vì vậy cần phải giải quyết triệt để tình trạng này để giúp chúng ta tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Việc quan trọng đầu tiên khi chữa hôi miệng là xác định nguyên nhân gây hôi, xác định được nguyên nhân sẽ tiến hành điều trị, xử lý theo các cách khác nhau để đạt hiệu quả.
Thực hiện vệ răng miệng đúng cách
Đây là biện pháp hàng đầu để giải quyết vấn đề hôi miệng ngay cả khi không có dán sứ veneer. Khi có răng dán sứ veneer, vệ sinh răng miệng đúng cách không những ngăn ngừa hôi miệng mà còn duy trì được màu sắc nguyên bản cho miếng dán sứ đồng thời phòng ngừa được các bệnh răng miệng khác.

Tiến hành phục hình lại miếng dán sứ veneer
Nếu nguyên nhân gây hôi miệng là do lỗi kỹ thuật của miếng dán sứ veneer thì còn cách nào khác là đập đi xây lại, bạn cần phải đi dán lại miếng dán sứ veneer. Nên tìm một chuyên gia giỏi hơn, uy tín hơn để thực hiện dán lại sứ veneer để có được răng dán sứ veneer đạt chuẩn và gây hôi miệng chứ không nên quay lại chốn xưa.
Chữa khỏi hẳn các bệnh lý gây hôi miệng
Nếu nguyên nhân gây hôi miệng là do các bệnh tại răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nướu…thì nên điều trị khỏi hẳn các bệnh này. Một số trường hợp bị bệnh quá nặng bác sĩ phải tiến hành gỡ bỏ miếng dán sứ veneer để điều trị khỏi bệnh sau đó mới tiến hành dán lại miếng sứ khác.
Vì vậy, trước khi tiến hành dán sứ veneer nên điều trị triệt để các bệnh về răng miệng. Bạn nên thông báo bác sĩ nếu có nghi ngờ đang mắc các bệnh răng miệng khi tiến hành dán sứ veneer.
Nếu bị hôi miệng do các bệnh toàn thân như tiểu đường, trào ngược dạ dày thì bạn nên đi khám chuyên khoa để có phác đồ điều trị thích hợp và sớm khỏi bệnh, hết hôi miệng nhé.
Trên đây là các giải đáp cho câu hỏi dán sứ veneer có bị hôi miệng không. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ về chứng hôi miệng gặp phải khi dán sứ veneer và xác định được đúng nguyên nhân gây hôi miệng cho mình và có cách giải quyết phù hợp để chấm dứt tình trạng hôi miệng và sống tự tin mỗi ngày.
Nguồn: nhakhoahaidang.com