Cấy ghép Implant có đau không? Làm cách nào để giảm đau?

Cấy ghép hay trồng răng implant là phương pháp phục hình răng cố định, hiệu quả cho trường hợp mất răng, đem lại thẩm mỹ và khôi phục chức năng nhai cho hàm răng. Nhưng hiện có không ít khách hàng lo ngại tình trạng đau nhức khó chịu cũng như chưa tìm được giải pháp hiệu quả nếu như gặp tình trạng này.

Vì sao nhiều người lo lắng cấy ghép Implant bị đau?

Để tiến hành cấy ghép Implant, ban đầu bác sĩ sẽ rạch mở phần nướu, sau đó đặt implant vào xương hàm để bắt vít, thay thế phần chân răng thật. Khi đã hoàn tất và gắn răng sứ tạm thời, bạn sẽ chờ implant hoàn toàn ổn định, tương thích với xương hàm trong khoảng từ 2 – 6 tháng. Cuối cùng mới lắp cố định răng sứ. Trong quá trình cấy ghép implant, bác sĩ cần thực hiện nhiều kỹ thuật như khoan xương hàm, rạch mở nướu, bắt vít,… Những kỹ thuật này tương đối phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến xương và có thể tác động lên dây thần kinh tại chân răng. Mặt khác, trong khoảng thời gian chờ implant thích hợp với xương hàm, khó tránh khỏi những trường hợp như không tương thích, viêm sưng, nhiễm trùng,… Do đó nhiều người lo ngại vấn đề đau nhức khi trồng răng implant cũng là điều rất dễ hiểu.

cay-ghep-implant-co-dau-khong
Đau nhức khi cấy ghép implant là lo lắng của nhiều khách hàng

Cấy ghép Implant có đau không?

Do có tác động trực tiếp đến xương hàm nên trên thực tế khách hàng vẫn sẽ gặp tình trạng đau nhức, nhưng mức độ đau sẽ khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng bởi ngày nay có không ít những giải pháp giúp hạn chế, thậm chí là loại bỏ đau nhức trong khi cấy ghép implant.

– Thời gian cấy ghép nhanh chóng: Cấy ghép implant về cơ bản chỉ là tiểu phẫu. Thao tác cấy 1 trụ implant vào chân răng chỉ mất 15-20 phút. Cho nên cảm giác đau nhức không kéo dài. Đa phần ca cấy ghép đã hoàn thành ngay khi bạn chưa kịp có cảm giác khó chịu. Ngoài ra, khi được phục hình trực tiếp bởi bác sĩ có tay nghề cao, thời gian làm răng implant không chỉ được rút ngắn mà còn hạn chế tối đa những rủi ro. Các tình huống bất ngờ cũng sẽ được xử lý nhanh chóng, kịp thời.

lam-rang-implant-dau-khong
Cấy ghép implant chỉ là tiểu phẫu không mất nhiều thời gian

– Hỗ trợ từ thuốc gây tê và giảm đau: Trước khi tiến hành cấy ghép, bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ. Trong một số trường hợp đặc biệt, có thể gây mê toàn thân. Nhờ đó, khi thực hiện, gần như bạn không có cảm giác đau. Thời điểm đã cấy ghép xong, thuốc tê đã hết tác dụng, bạn vẫn có thể cảm giác đau nhẹ song cũng không đáng kể. Nếu tình trạng đau vẫn xảy ra trong lúc phục hình, bác sĩ sẽ dùng đến thuốc giảm đau cho bạn.

– Hỗ trợ từ thiết bị, công nghệ cấp ghép hiện đại: Thông qua các thiết bị, công nghệ hiện đại, bác sĩ có thể thực hiện chính xác ngay từ bước kiểm tra đến thao tác cấy ghép. Vì vậy, hạn chế tối đa tác động lên dây thần kinh tại chân răng khi đặt trụ vào hàm, giảm tổn thương và cảm giác khó chịu. Khả năng lành thương về sau cũng cao hơn.

Mặc dù vậy bạn vẫn cần lưu ý, sau quá trình cấy ghép vẫn có thể hơi đau nhẹ. Một số biểu hiện thường gặp sau khi cấy ghép như đau cằm, má hoặc dưới mắt. Đây đều là các biểu hiện thông thường, không cần quá lo lắng. Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, chỉ 1-2 ngày sau, hiện tượng đau nhức sẽ giảm hẳn. Ngoài ra, nếu chăm sóc răng không đúng cách, không theo chỉ định của bác sĩ, nguy cơ sưng tấy, khó chịu do viêm hay nhiễm trùng rất dễ xảy ra. Do vậy, để không bị đau, viêm sưng sau cấy ghép, bạn cần nghiêm túc tuân thủ những lưu ý của bác sĩ.

Những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng đau nhức khi trồng răng Implant

Mức độ đau khi cấy ghép implant ngoài bị ảnh hưởng từ yếu tố cơ địa mỗi người thì còn chịu tác động bởi những tác nhân khách quan sau đây:

– Chuyên môn của nha sĩ: Có thể nói đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định mức độ đau khi cấy ghép implant. Bởi bác sĩ có chuyên môn cao sẽ xác định được chính xác vị trí cần đặt trụ mà không gây ảnh hưởng quá đến dây thần kinh. Khi có tình huống bất thường, dễ dàng xử lý nhanh chóng, không để lại những biến chứng sau cấy ghép. Bên cạnh đó còn giúp cho quá trình tương thích giữa trụ implant và xương hàm được diễn ra nhanh chóng.

– Thiết bị hỗ trợ: Để góp phần vào thành công của mỗi khoa cấy ghép không thể không nhắc đến trang thiết bị hiện đại – cánh tay đắc lực của bác sĩ. Nhờ có sự hỗ trợ của máy móc như hệ thống máy chụp phim Conebeam CT 3D, máy phẫu thuật và dụng cụ phẫu thuật implant,… các bác sĩ mới có thể định hình vị trí chân răng cần cấy ghép, lên phương án phù hợp và thao tác dễ dàng nhanh chóng.

thiet-bi-cay-ghep-implant-khong-dau
Thiết bị hỗ trợ tốt giúp quá trình đạt được kết quả cao mà ít gây đau nhức

– Vị trí răng cần cấy ghép: Tại mỗi vị trí răng, số lượng dây thần kinh sẽ khác nhau. Vị trí răng cần cấy ghép càng gần nhiều dây thần kinh hàm, liên hàm sẽ càng cảm nhận đau nhức rõ hơn. Số lượng dây thần kinh sẽ nhiều hơn ở vị trí răng hàm.

– Tình trạng răng ban đầu: Yếu tố này liên quan trực tiếp đến phần xương hàm. Hiểu một cách đơn giản, nếu răng bị mất chưa lâu thì xương vẫn đủ tốt để thao tác đưa trụ vào xương dễ dàng. Ngược lại, xương không đủ tốt, bác sĩ phải can thiệp thêm các bước khác như ghép xương, nâng xoang,… Mức độ khó chịu vì đó mà sẽ tăng thêm.

– Số lượng Implant được cấy ghép: Cấy ghép nhiều trụ cùng lúc hoặc nguyên hàm thì không thể tránh được đau nhức. Muốn giảm đau trong trường hợp này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, có thể điều chỉnh liều lượng thuốc tê hay thuốc giảm đau.

Làm thế nào để giảm đau khi cấy ghép Implant

Đau nhức khi trồng răng implant là tình trạng thông thường, không quá đáng ngại. Dẫu vậy nó gây không ít phiền toái cho người trồng răng như bất tiện trong ăn uống, giao tiếp. Nếu kéo dài, còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp gợi ý giúp bạn giảm đau hiệu quả.

– Sử dụng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau mang đến hiệu quả nhanh chóng, tức thì giúp ức chế những cơn đau. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng để tránh các tác dụng phụ đặc biệt là tác động không tốt cho dạ dày.

– Chườm đá: Sau cấy ghép, để giảm sưng tấy, đau nhức, bạn nên chuẩn bị 1 túi chườm đá. Chườm đá trong khoảng từ 10-20 phút có tác dụng giảm sưng, làm dịu cơn đau. Nếu như không có túi chườm, cũng có thể dùng khăn sạch bọc đá bên trong.

– Ăn uống lành mạnh: Trước hết, bạn cần loại bỏ những thực phẩm cứng, cần dùng nhiều lực nhai ra khỏi thực đơn của mình. Thay vào đó là thức ăn mềm, dễ nuốt. Tăng cường bổ sung những thực phẩm chứa nhiều canxi, Vitamin C tốt cho răng, nướu như thịt, trứng, táo, cam,…

– Loại bỏ những thói quen xấu: Ngoài những lưu ý kể trên, cần tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, các chất kích thích. Tránh những va chạm trực tiếp hay tùy tiện chạm vào vết thương. Thói quen nhai đá hay nghiến răng cũng cần loại bỏ. Việc nghiến răng khi ngủ là thói quen thụ động nên bạn có thể sử dụng hàm bảo vệ để tránh phần răng được cấy ghép chịu áp lực gây đau nhức.

Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp cấy ghép implant có đau không, cần lưu ý những gì. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 209 Trương Định, Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Điện thoại: 0784153333 | 0979001980
  • Email: nhakhoadrhaidang@gmail.com

Trả lời